Sunday, March 2, 2014

Làm Cách Nào Khi Dùng Các Loại Đậu Không Bị Đầy Hơi (Trung Tiện)

Phải bất cứ là loại đậu nào đi chăng nữa chúng đều là một vật liệu thực phẩm thật bổ dưỡng cho sức khoẻ. Trong đậu chứa nhiều antioxidants, filbers, protein, vitamins B, iron, magnesium potassium, copper and zinz.  Tuy nhiên dù người dùng cố tình dùng đậu với phân lượng thật ít hay nhiều đều bị tình trạng đầy bụng và dẫn đến bị trung tiện (rắm) hơi nhiều so với thường ngày. ACE biết tại vì sao và cách nào trị nó không? Cách đây 1 tuần kk hân hạnh được một người làm chung chỉ dạy về cái mẹo này, mẹo này khi mới nghe kk tưởng chừng là mới lắm, ai dè đâu hôm nay kk đã google vì kk cần đọc tài liệu rõ trước khi blog về nó thì mới biết rằng 25 năm về trước trong bài viết với tựa đề "Effect of Processing on Flatus-Producing Factors in Legumes" researchers đã nêu ra cái mẹo này. Để biết đó là mẹo gì mời ace bấm vào Read more heng. 
Cấu Kết Của Các Loại Đậu & Tại Sao Dùng Đậu Lại Dẫn Đến Đầy Hơi (Trung Tiện Hơi Nhiều):
Ngoài những thứ thật tốt cho sức khoẻ như kk đã nhắc ở phần đầu bài thì bên cạnh đó các loại đậu có hàm chứa rất nhiều chất oligosaccharides.

Nôm na mà nói thì oligosaccharides là một tên gọi chung cho một nhóm đường. Loại đường tìm thấy trong đậu thường là raffinose và stachyose. Trong cơ thể chúng ta không có enzyme để xử lý ngay để tiêu hóa và chuyển hóa chúng thành những thành phần cấu tạo chất mà cơ thể chúng ta có thể tận dụng / nạp vào người làm năng lượng nuôi cơ thể. Thế là raffinose và stachyose này được thong thả di chuyển qua ruột non rồi từ từ xuống ruột già (colon), ở ngay ruột già loại đường  raffinose giáp mặt với bacteria. Bacteria sẽ xử lý (ăn) chúng và từ ngay lúc đó bacteria sẽ bày thảy ra nhiều hơi kết quả làm cho chúng ta đầy hơi và rồi dẫn đến tình trạng trung tiện (rắm)

Xử Lý Đậu Ra Sao Để Không Bị Trung Tiện Sau Khi Dùng Đậu:
-25 năm  về trước researchers đã từng in tãi cách giảm bớt chất đường raffinose trong đậu bằng cách sau khi vo sạch đậu cho đậu vào nước ngâm trong nước có pha với baking soda. Tỉ lệ pha nước với baking soda là 1/16 teaspoon per quart)
-Ngâm ít nhất là 8 tiếng đồng hồ hay cách đêm. Khi chuẩn bị nấu đậu, xả phần nước ngâm đậu bỏ, vo sơ lại với vài lần nước, rồi mới đem đậu chế biến thành món ăn.

**Mẹo này kk được bạn làm chung chỉ dạy 1 tuần trước, tối nay kk mới đem ra dùng. Mai kk mới đem đậu chế biến tuy kk chưa trãi nghiệm sự thật hư ra sao của mẹo này nhưng kk tin ở cô ấy.  Và một điều nữa đó là mẹo này đã có bài viết rõ ràng.  Nó đây. KK mời ace vào tham khảo.

http://nutritionfacts.org/questions/does-adding-baking-soda-to-soaking-beans-reduce-raffinose/

Lần sau ace hay người thân dùng đậu để nấu nướng ace hãy dùng cái mẹo này nhé. Tình trạng bị đầy hơi rõ là không vui vẻ chúc nào, và một khi bụng thật đầy hơi, nó đã làm cho những cơ bắp không kèm chế được và thế là tại nạn không nên xãy ra sẽ diễn ra.  Trung tiện nếu ở một nơi chỉ có một mình mình thì không có gì lớn lao nhưng nếu đang ở chổ làm việc hay hội hợp với bạn bè thì rõ là một điều thật mắc cỡ và kém tệ nhị. Đúng không ace? Không ngờ trong blog nấu ăn mà kk lại nói tới cả đề tài này ahhaha :) hih kk thấy nó rất thật và rất bổ ích cho nên kk mới rinh nó vào đây để chia xẽ. Nếu ace chưa hề nghe / thử qua mẹo này thì hãy thử và hãy thế kk truyền bá cho những người khác nhé. Thank you.



No comments:

Post a Comment

cookieplu@gmail.com